CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Giải đáp thắc mắc về các ngành nghề và bằng cấp Đại học hiện nay

Cập nhật: 04/03/2024

Trong ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 diễn ra mới đây, đại diện tuyển sinh từ các trường ĐH đã giải đáp nhiều thắc mắc của phụ huynh, học sinh xung quanh vấn đề chọn ngành, chọn trường. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia.

Ngành nghề nào có cơ hội việc làm cao nhất 5 năm tới?

GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM - cho biết hầu hết học sinh, phụ huynh đều muốn chọn ngành phù hợp với nhu cầu của xã hội để có cơ hội việc làm rộng mở.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và thế giới hiện nay rất khó để đưa ra dự báo chính xác cho một vài năm tới ngành nghề nào sẽ có cơ hội việc làm nhiều nhất. Đặc biệt, trong thời công nghệ bùng nổ hiện nay đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cơ quan quản lý rất nhiều.

Xu hướng đào tạo hiện nay nhìn chung có tính đa ngành, liên ngành, xuyên ngành và đa lĩnh vực. Cho nên những ngành nghề nào có kiến thức cộng hưởng về kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau thì sẽ tạo ra sự an toàn cho người sở hữu tấm bằng đại học tương lai.

Hiện nay, xu hướng kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán kinh tế truyền thống. Đừng xem học đại học như là học nghề. Ở trường đại học, cái mà sinh viên thụ hưởng đó là sự tự học, tự nghiên cứu để thay đổi, nâng cấp bản thân để tấm bằng đại học của mình không cũ kỹ, lạc hậu, dù nền kinh tế phát triển thế nào.

"Như vậy, chọn một ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội là quan trọng, nhưng điều quan trọng không kém là học như thế nào và học ở trường nào. Chúng ta cần phải lựa chọn ngành học phù hợp với tố chất của bản thân nữa. Nếu chọn học ngành thời thượng, nhưng chúng ta không phù hợp với nó thì cũng không thể khai thác hết tiềm năng để tạo ra sự phát triển.

Các bạn nên chọn những ngành nghề có tính cộng hưởng, kết hợp đón đầu xu hướng bùng nổ công nghệ, đổi mới sáng tạo", ông Bảo đưa ra lời khuyên.

Lấy bằng kỹ sư mất bao lâu?

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - giải đáp: Theo Luật Giáo dục Đại học 2019, khi người học tốt nghiệp đại học sẽ được cấp bằng cử nhân. Một số ngành chuyên sâu đặc thù sẽ cấp bằng kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ…

"Hiện nay trường chúng tôi đào tạo 4 năm cấp bằng cử nhân cho một số ngành học. Nhưng tôi khẳng định rằng tất cả ngành kỹ thuật của Trường đại học Bách khoa đều đào tạo người làm kỹ sư. Hiện nay có kỹ sư công nghệ, kỹ sư kỹ thuật. Nhà trường đặt mục tiêu đào tạo ra kỹ sư có khả năng sáng tạo sản phẩm mới, công trình mới và thực tế cho thấy sinh viên Bách khoa đã và đang làm được điều đó. 

Chương trình đào tạo 4 năm cấp bằng cử nhân kỹ thuật để làm kỹ sư kỹ thuật. Chúng tôi đã sẵn sàng xây dựng chương trình đào tạo để cấp bằng kỹ sư, nhưng hiện chưa em nào được cấp bằng kỹ sư theo Luật Giáo dục đại học 2019", ông Thắng cho hay.

Bằng kỹ sư khác bằng cử nhân như thế nào?

Cũng là ngành logistics mà có nơi cấp bằng kỹ sư, có nơi cấp bằng cử nhân. Vì sao và sự khác nhau giữa 2 bằng này là như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết trong Ngày hội tư vấn mùa thi do báo Thanh niên tổ chức: “Về 2 loại bằng cấp này, chúng ta ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục trước đây của Liên bang Xô Viết. Theo đó, bằng kỹ sư cấp cho người tốt nghiệp ĐH ở lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, học ít nhất 4,5 năm như cơ khí, công nghệ thông tin, chế tạo máy... Còn bằng cử nhân cấp cho sinh viên học các lĩnh vực còn lại như kinh tế, sư phạm… thường học trong vòng 3,5-4 năm”.

Theo tiến sĩ Nhân, hiện nay có một số ngành tồn tại cả 2 loại bằng này nếu nội dung ngành học đó có sự kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật và kinh doanh, quản lý, chẳng hạn logistics, hóa…

Đối với các ngành có nội dung thuần một lĩnh vực thì chỉ cấp một loại bằng, Ví dụ học ngành cơ khí, tự động hóa… thì sẽ nhận bằng kỹ sư còn học ngành kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng… nhận bằng cử nhân.

Nếu chương trình đào tạo ngành Logistics thiên về kỹ thuật sẽ cấp bằng kỹ sư, thời gian đào tạo không tính môn giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất thì gồm 150 tín chỉ. Nếu thiên về quản trị, quản lý thì số lượng là 120 tín chỉ và cấp bằng cử nhân.

Ngoài ra, một số trường còn xây dựng một ngành theo cả 2 hướng, đó là học 120 tín chỉ để cấp bằng cử nhân. Nếu sinh viên đã lấy bằng cử nhân mà muốn lấy bằng kỹ sư thì học thêm 30 tín chỉ trong vòng một năm. Vì theo quy định, bằng kỹ sư tương đương bậc 7 (thạc sĩ) trong khung trình độ 8 bậc của quốc gia, trong khi bằng cử nhân là tương đương bậc 6.

Nhiều trường đào tạo kế toán, tài chính, lựa chọn ra sao?

ThS Nguyễn Thái Châu - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học Tài chính - Marketing, cho biết hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành tài chính, kế toán. Về chương trình đào tạo, các ngành này đều theo khung chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh đó tùy theo thế mạnh của mỗi trường mà sinh viên được trang bị thêm một số kiến thức, kỹ năng đặc thù riêng.

Chẳng hạn, tại trường ĐH Tài chính - Marketing thiết kế chương trình đào tạo có thêm mảng kiến thức tài chính công, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu… để đào tạo sinh viên ra trường có thể làm việc cho các doanh nghiệp công, các sở ban ngành trong lĩnh vực tài chính. Ngành kế toán có kế toán doanh nghiệp và kiểm toán.

Hiện nay các trường đại học đều có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên được sớm tiếp cận kiến thức thực tế ở các doanh nghiệp từ sớm. Các trường đều có chương trình thực tập ứng viên tiềm năng của các tập đoàn lớn, các ngày hội việc làm giúp sinh viên ngay từ năm thứ 2, 3 có thể biết được cách áp dụng kiến thức học được vào công việc để sau này tự tin bước vào thị trường lao động.

Thời gian học của sinh viên y khoa để ra trường làm việc có lương là bao lâu?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Y Dược TP.HCM - giải đáp, ở bậc đại học, tùy theo ngành mà có thời gian học khác nhau. Trong đó ngành y khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng học ra được cấp bằng bác sĩ có thời gian học dài hơn là 6 năm. Ngành dược học có thời gian học 5 năm, còn các ngành cử nhân (xét nghiệm, điều dưỡng, hộ sinh…) có thời gian học 4 năm.

Theo quy định, một số ngành lĩnh vực khoa học sức khỏe bắt buộc phải học thêm thực hành nghề nghiệp để lấy chứng chỉ hành nghề. Theo quy định hiện nay, bác sĩ mới tốt nghiệp phải học thêm 18 tháng thực hành.

Bắt đầu từ 1/1/2027, bác sĩ bắt buộc phải thi thêm một kỳ thi năng lực. Nếu không thi đạt kỳ thi này, dù có bằng bác sĩ vẫn không được hành nghề. Như vậy, thời gian học của sinh viên y khoa phải dài hơn nữa. Điều này cũng giúp học sinh cân nhắc, lựa chọn những trường đào tạo có chất lượng. Sau này sẽ có tình trạng dù có bằng bác sĩ, thực hành đủ nhưng không vượt qua được kỳ thi đánh giá năng lực cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia thì sẽ không làm việc được. Các em muốn học nhóm ngành khoa học sức khỏe có quá trình đầu tư tương đối dài so với các ngành khác.

Mâu thuẫn trong việc chọn ngành giữa phụ huynh và thí sinh phải làm sao?

Theo TS Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng phụ huynh nên lắng nghe các con để định hướng chọn ngành nghề. Phụ huynh không nên áp đặt trong hướng nghiệp cho con. Một số phụ huynh thương con, mong muốn con học tập sau này có việc làm tốt, thu nhập cao, trong khi con lại muốn chọn ngành khác có cơ hội việc làm không nhiều, ít tiền hơn nên phụ huynh không chấp nhận. Như vậy rất không ổn.

"Thực tế khi các em có hứng thú thì mới học và thành công được. Cho dù phụ huynh ép buộc các em cũng không học được. Chúng tôi từng chứng kiến rất nhiều em vào giảng đường đại học phải dừng lại sau thời gian học vì không đúng những gì các em nghĩ và không đúng đam mê.

Phụ huynh đừng quá lo lắng trong chuyện quyết định chọn ngành của con. Nếu các em có đam mê, học giỏi sẽ có việc làm tốt. Giỏi không chỉ về kiến thức mà còn giỏi về kỹ năng thì chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến và có thu nhập tốt. Nếu các con đã tự định hướng được ngành nghề của mình thì phụ huynh nên đồng hành cùng con mình", ông Hạ nói.

Xem thêm: 

Jennie

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Sinh viên trường nào có thể sử dụng tuyến metro số 1 để đi lại? 18:26 28/12/2024 Tuyến tàu metro số 1 của TPHCM đi vào hoạt động giúp sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ thuận tiện... Cách chọn tổ hợp môn thi và các khối xét tuyển được tạo thành từ năm 2025 19:36 01/10/2024 Theo kế hoạch thi tốt nghiệp THPT 2025 đã công bố trước đó, kỳ thi có sự thay đổi về số lượng môn... Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố phương án tuyển sinh 2024 15:48 27/01/2024 Trường ĐH Sư phạm HN vừa công bố phương án tuyển sinh cho năm 2024. Theo đó, năm nay, trường vẫn... Thông tin tuyển sinh 2024 của các trường đào tạo Y Dược 10:37 11/06/2024 ĐH Y Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với một số thay đổi đáng chú ý dưới... Thêm nhiều ĐH công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm: Điểm tăng mạnh, cao nhất 10 điểm/môn mới đỗ 16:48 03/07/2024 So với năm trước, điểm chuẩn xét tuyển sớm của nhiều trường đại học top trên tăng khá mạnh, có...
Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật